Save the day
Save the day

ÁO CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG

Đăng bởi quantri - 06:15 13/06/2023

KHÁM PHÁ ÁO CƯỚI TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG 

 

Xu hướng lựa chọn trang phục cưới của các cặp đôi trong những năm gần đây đang ngược dòng thời trang trở về với phong cách của các thế kỷ trước. Bỏ qua các mẫu váy cưới lộng lẫy kiêu sa mang hơi hướng phương Tây, nhiều đôi uyên ương đã sử dụng áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông để có được một đám cưới ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi lại lúng túng khi không biết chọn loại áo cưới truyền thống cũng như lựa chọn phong cách chụp ảnh sao cho phù hợp. Trong bài viết này, IDO Bridal sẽ đưa đến cho chàng và nàng những thông tin hữu ích về áo cưới truyền thống, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Áo cưới truyền thống – xu hướng thời trang cưới hoài cổ

Một mùa cưới lãng mạn lại đến và xu hướng áo cưới kiểu xưa lại được quan tâm hơn cả. Vậy, nên chọn áo cưới truyền thống hay váy cưới hiện đại? Cô dâu Việt có nên chọn áo cưới truyền thống của các quốc gia khác? Những dòng chia sẻ của IDO Bridal trong phần này sẽ giúp bạn có câu trả lời đấy!

Chọn áo cưới truyền thống hay hiện đại?

Sự phát triển của ngành thời trang cưới với sự xuất hiện của nhiều mẫu váy được thiết kế hiện đại mang kiểu dáng sang trọng và lộng lẫy trong những năm qua, khiến nhiều người nghĩ rằng áo cưới truyền thống đã trở nên lỗi thời và không phù hợp với các tiệc cưới sang trọng. Tuy nhiên, một số cặp đôi yêu thích khám phá văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau vẫn lựa chọn áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông làm trang phục chính trong ngày trọng đại. Trước hai xu hướng áo cưới trái ngược nhau, nhiều cô dâu và chàng rể phải băn khoăn khi lựa chọn trang phục cưới theo phong cách nào để có thể phù hợp với lễ cưới của mình.

  • Trang phục cưới hiện đại

Chú rể khoác vest chỉnh chu, cà vạt gọn gàng, chân mang giày da toát lên khí chất đàn ông và cô dâu diện váy cưới lộng lẫy toát lên sự sang trọng và tinh tế cùng sánh bước vào lễ đường, là hình ảnh quen thuộc hiện diện trong các đám cưới trong những năm gần đây. 

Những mẫu váy cưới với đường may tỉ mỉ và thiết kế hợp thời trang như váy đuôi cá quyến rũ, váy chữ A thu hút, váy công chúa xòe kiêu sa hay váy cưới trễ vai mềm mại… tất cả đều góp phần tôn lên hình thể xinh đẹp của cô dâu cũng như giúp nàng che đi các khuyết điểm trên cơ thể một cách tuyệt vời. Bên cạnh đó, thời trang cưới ngày nay còn có những chiếc váy cưới cách tân với phong cách năng động như cắt ngắn phần tà giúp cho quá trình di chuyển của các nàng dâu trong ngày cưới dễ dàng hơn,… Những điều này dường như đã trở thành lý do làm cho trang phục hiện đại trở thành lựa chọn số một của nhiều cặp uyên ương trong ngày cưới.

Có thể nói, trang phục cưới hiện đại luôn được thiết kế phù hợp với thị hiếu của nhiều người bởi sự đa dạng trong thiết kế và luôn theo kịp xu hướng thời trang trong nước và trên thế giới. Một điểm quan trọng khiến nhiều cặp đôi luôn chọn cho mình trang phục cưới hiện đại là chúng có thể dễ dàng thuê được ở hầu hết các cửa hàng cưới tại bất cứ khu vực nào và không khó khăn để có thể sở hữu được chúng. Ngoài ra, với trang phục cưới hiện đại, các cặp đôi cũng rất dễ dàng để tìm được một địa điểm chụp ảnh cưới phù hợp với concept của những chiếc váy cưới nữa đấy!

  • Áo cưới truyền thống

Nếu như đa phần các trang phục cưới hiện đại đều có chung hơi hướng phương Tây thì áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông sở hữu những nét riêng của từng nền văn hóa khác nhau. Nàng và chàng có thể lựa chọn những concept mới lạ cho đám cưới của hai vợ chồng với những chiếc áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông. Một album ảnh cưới với concept cổ trang sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho áo cưới truyền thống đấy bạn nhé! Concept cổ trang chắc chắn sẽ khiến đôi uyên ương say đắm lòng người mỗi khi nhìn lại, những bức ảnh mộc mạc mang nét đẹp hoài cổ pha lẫn một chút nhẹ nhàng và một chút chất thơ, khiến người ta phải rơi vào hoài niệm ngay tức thì.  Phong cách chụp ảnh cổ trang có thể sử dụng áo cưới truyền thống của Việt Nam – Nhật Bình hay Áo Khỏa của Trung Hoa đều rất phù hợp đấy nàng nhé! Ngoài ra tại Việt Nam cũng có khá nhiều địa điểm để chàng và nàng có những tấm ảnh đẹp, có thể kể đến như Cố Đô Huế, Hoàng thành Thăng Long,…  

Ở một khía cạnh khác, áo cưới truyền thống là kết tinh của những tinh hoa văn hóa của từng quốc gia, mỗi đất nước sẽ có một trang phục áo cưới truyền thống mang “quốc hồn quốc túy” của riêng mình. Xu hướng sử dụng áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông giúp cho các cặp đôi trẻ được hòa mình thưởng thức những tinh hoa của các nền văn hóa từ lớn đến nhỏ. Đừng ngại thử những điều mới mẻ, biết đâu sẽ giúp đám cưới của chàng và nàng đáng nhớ hơn đấy!

Cô dâu Việt có nên chọn áo cưới truyền thống của các quốc gia khác?

Lễ cưới là một sự kiện quan trọng của đời người con gái, đây được xem như là một hình thức công bố tình yêu của đôi uyên ương đến bạn bè, người thân của đôi bên. Chính vì vậy mà một đám cưới để lại trong lòng khách mời một ấn tượng đẹp là điều mà các cặp đôi mong muốn. Trước sự hội nhập văn hóa giữa các nước trên thế giới, nhiều cô dâu chú rể không chỉ lựa chọn áo cưới truyền thống của Việt Nam mà còn rất quan tâm đến áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông. Sự tương đồng trong văn hóa giúp cho áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông trở thành một lựa chọn của rất nhiều cô dâu Việt Nam.

Khám phá những điều thú vị từ áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông

Chiếc áo cưới truyền thống của các quốc gia phương Đông đều mang bản sắc văn hóa riêng của từng đất nước bởi chúng đã trải qua những thăng trầm của nhiều thời đại trong lịch sử. Chính vì vậy mà mỗi chiếc áo cưới truyền thống đều mang trong mình một nét ý nghĩa đặc biệt hiếm có. Nàng và chàng nên có cho mình những thông tin về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của từng loại áo cưới truyền thống đến từ đa dạng quốc gia để có thể chọn cho mình trang phục cưới phù hợp nhất. Hãy cùng Linh Nga Bridal khám phá trong phần dưới đây nàng nhé!

Áo cưới truyền thống của Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm văn hiến và bao thăng trầm của lịch sử đất nước, chiếc áo cưới truyền thống của người Việt cũng đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Ở bất kỳ thời đại nào, ngày cưới vẫn luôn được xem là ngày trọng đại trong cuộc đời của người phụ nữ, chính vì vậy mà chiếc áo cưới vẫn luôn được coi trọng từ thuở ông cha ta. Gắn liền với lịch sử dân tộc, áo cưới của Việt Nam đã xuất hiện từ những thời xa xưa và có những thay đổi cho phù hợp với thời đại bấy giờ. 

Trong chốn hoàng cung thời nhà Nguyễn, chiếc áo cưới cho tân lang và tân nương gắn liền với hình ảnh loài chim phượng hoàng và màu đỏ – một biểu tượng của tầng lớp quý tộc quyền quý và giàu sang trong thời đại bấy giờ. Cũng theo một sử sách khác còn sót lại cho đến ngày nay, áo cưới thời nhà Nguyễn sử dụng màu xanh là chủ đạo và mang ý nghĩa sang trọng kiêu hãnh bởi đây là màu đại diện của chốn quan trường danh giá. Mặc dù có sự đồng nhất trong màu sắc nhưng với sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của ba miền đất nước Bắc – Trung – Nam, kiểu dáng của từng chiếc áo cưới được thay đổi và pha trộn một vài đường nét phá cách khác nhau. Theo ghi chép trong sách “Trang phục Việt Nam”, cô dâu miền Bắc sẽ diện áo mớ bà ba có thấp thoáng tà áo màu xanh thiên lý hoặc màu điều, chân đi hài thêu có điểm xuyết vài hạt cườm toát lên vẻ cao sang và quyền quý. Áo cưới của các nàng dâu miền Trung có vẻ ngoài giống với miền Bắc, một điểm khác biệt lớn nhất là chiếc áo bên trong sẽ là màu điều. Còn ở vùng đất phía Nam, cô dâu và chú rể sẽ mặc áo cặp để đem lại ý nghĩa “đủ đôi đủ cặp” theo quan niệm của người lớn tuổi trong vùng. \

Trải qua bao nhiêu trang lịch sử, một chiếc áo cưới xuất thân từ cuối nhà Nguyễn mà cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền và được nhiều người diện lên trong ngày cưới của mình là áo cưới Nhật Bình. Họa tiết của chiếc áo cưới Nhật Bình với nhiều hoa văn trang trí được thêu thùa tỉ mỉ đính kèm với kim tuyến lấp lánh. Không quá lộng lẫy nhưng lại được thiết kế một cách kỳ công giúp cho nàng dâu trở nên thướt tha, kiều diễm. Đây là lý do mà áo cưới Nhật Bình vẫn phù hợp với đám cưới ngày nay. Cô dâu diện áo cưới Nhật Bình, chú rể diện áo Tất được xem là một nét đẹp văn hóa của ông cha ta đấy! Nếu nàng và chàng vẫn đang băn khoăn khi chưa biết lựa chọn trang phục cưới sao cho vừa sang trọng mà phải độc lạ, đừng ngần ngại thử chiếc áo cưới Nhật Bình này bạn nhé!

Áo cưới truyền thống của Trung Quốc 

Nền văn hóa Trung Hoa đã được du nhập vào nước ta từ thời phong kiến trước đây, chính vì vậy mà giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có sự giao thoa về phong tục truyền thống, lối sống, cách ăn mặc cũng như ẩm thực và nhiều thứ nữa. Dĩ nhiên chúng ta không thể không kể đến sự du nhập của chiếc áo cưới truyền thống đến từ quốc gia tỷ dân này. Được biết đến là đất nước có nhiều soái ca và thần tiên tỷ tỷ xinh đẹp động lòng người, nhiều bạn trẻ đã chạy theo phong cách thời trang của các tài tử giai nhân xứ Trung hoa. Không ít bạn trẻ lựa chọn áo cưới truyền thống Trung Quốc làm trang phục cho hỷ sự của mình, đám cưới của đôi uyên ương cũng trở nên khác biệt và mới mẻ hơn với trang phục độc đáo và còn mới lạ này đấy! 

Áo cưới truyền thống của Trung Quốc được biết đến với cái tên “Áo khỏa”, áo được thiết kế với màu đỏ thu hút và trên chiếc áo cưới này có rất nhiều hoa văn, họa tiết rồng phượng cùng những khóm hoa mẫu đơn kiều diễm. Sở dĩ áo khỏa có màu đỏ bởi theo quan niệm của người Trung Hoa, màu đỏ tượng trưng cho may mắn và tài lộc, là một sắc màu thu hút vận may đến với người mang trang phục hay bất cứ đồ vật nào màu đỏ. Ngoài ra, phần họa tiết trang trí của chiếc áo cưới này sử dụng hình ảnh rồng  phượng để hài hòa âm dương, ngụ ý cầu chúc cho hôn nhân đôi lứa hạnh phúc viên mãn. Thêm nữa, theo truyền thuyết về các loài hoa xứ Trung Hoa thì mẫu đơn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu sang, vương giả. Vinh dự được góp mặt trên chiếc áo cưới truyền thống của người Trung Quốc, hoa mẫu đơn đại diện cho lớp ý nghĩa đem lại một cuộc sống sung túc cho tân lang và tân nương sau này. Đừng ngần ngại, hãy thử chiếc váy này nếu bạn thích phong cách truyền thống của người Trung Hoa bạn nhé!

 

Áo cưới truyền thống của Hàn Quốc

Làn sóng Hallyu lan tỏa rộng rãi đến các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta, đã phần nào mang văn hóa của Hàn Quốc du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Qua những hình ảnh xinh đẹp trong các bộ phim ngôn tình lãng mạn và chương trình giải trí hấp dẫn của xứ sở kim chi đã khiến cho nhiều cô dâu mong muốn một lần được diện lên mình chiếc áo cưới truyền thống – Hanbok! Vậy, điều gì làm nên sự đặc biệt của Hanbok giúp trang phục này trở thành biểu tượng của đất nước xinh đẹp này? 

Hanbok được phổ biến vào thời đại Joseon, đến hiện tại trang phục này đã được xem là biểu tượng của con người Hàn Quốc và không thể vắng mặt trong các dịp lễ nghi quan trọng của các gia đình Hàn, đặc biệt là trong ngày cưới. Đó là lý do mà dải khăn thắt lưng và khăn choàng cổ của cô dâu thường được thêu hai linh vật là vịt và sếu. Bởi lẽ, theo quan niệm của người dân xứ kim chi thì vịt là biểu tượng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc bền lâu, còn sếu lại là đại diện của đầu bạc răng long đấy! Ngoài ra, hình dáng rộng thênh của chiếc áo cưới Hanbok còn mang ý nghĩa là sự hào phóng rộng rãi trong tâm của cô dâu chú rể cũng như hy vọng về cuộc sống dư giả sau khi kết hôn của cặp đôi. Thử ngay áo cưới Hanbok nếu bạn là fan của phim ảnh Hàn Quốc nhé!

 

Áo cưới truyền thống của Nhật Bản

Một nền văn hóa đa sắc trong các quốc gia phương Đông phải kể đến Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc. Nhật Bản vốn có khá nhiều phong cách đám cưới khác nhau thế nhưng Shinto được đánh giá là phong cách gây ấn tượng nhiều nhất với các quốc gia trên thế giới. Tại lễ cưới này cô dâu sẽ khoác lên mình chiếc áo cưới Shiromaku màu trắng và chú rể sẽ diện Montsuki màu đen hoặc xám. Áo cưới dành riêng cho cô dâu sử dụng màu trắng với mong muốn biểu thị cho tấm thân sạch sẽ và sự trinh tiết của người phụ nữ. Hơn thế nữa, màu trắng còn muốn chứng tỏ rằng cô dâu cho đến ngày cưới vẫn còn là một chiếc khăn trong trắng và tâm hồn thuần khiết đấy nha! Điểm đặc biệt của trang phục áo cưới Shiromaku là chiếc khăn che đầu thay vì che cả mặt như phong cách các nước phương Tây. Và để thuận tiện trong di chuyển, sau khi hoàn thành phần nghi thức, nàng dâu sẽ được thay những chiếc áo cưới có phần ít trang trọng hơn như Hikifurisode chẳng hạn. 

Nếu cô dâu trong ngày cưới có thể diện nhiều bộ áo cưới truyền thống khác nhau thì chú rể chỉ cần duy nhất một bộ lễ phục mà thôi. Phần trang phục của chú rể có phần đơn điệu hơn áo cưới của cô dâu bởi chúng chỉ có màu đen hoặc xám, là một chiếc quần Hakama kẻ dọc và áo khoác ngoài Haori thôi đấy! Đừng quá ngạc nhiên bạn nhé, chính sự đơn điệu của chú rể sẽ giúp cho cô dâu thêm phần nổi bật hơn đó.

Áo cưới truyền thống của Thái Lan

Được mệnh danh là xứ sở chùa vàng, áo cưới truyền thống của Thái Lan là Chakkri đã được thiết kế với màu vàng hoặc bạc để làm nổi bật thêm bản sắc văn hóa đặc biệt của đất nước này. Chakkri đã vượt qua 7 loại trang phục truyền thống khác của Thái Lan để có được vinh hạnh góp mặt vào các dịp quan trọng của người Thái, trong đó có lễ cưới của các cặp đôi. Chiếc áo cưới này được các người thợ kì công may vá từ những thước vải tơ tằm mỏng manh tưởng như có thể lướt nhẹ trên làn da người con gái. Ngoài ra, với tone màu tươi sáng như pastel, camel hay hồng,… đã giúp cho cô dâu khi diện lên chiếc áo cưới này trở nên sang trọng và không kém phần quyến rũ, yêu kiều. 

Giới hoàng gia Thái Lan thường sẽ diện chiếc áo cưới này bởi vì họ không quá quan tâm chi phí để làm nên chiếc áo lộng lẫy theo phong cách hoàng gia. Việc sử dụng bộ trang phục Chakkri sẽ tăng thêm dáng vẻ kiêu sa và vương giả của cô dâu trong ngày trọng đại trước mặt toàn thể khách mời đến từ giới thượng lưu. Các cặp đôi có thể diện áo cưới truyền thống của Thái Lan để có một đám cưới đầy sang trọng và mới mẻ nhé!

Kinh nghiệm chụp ảnh với áo cưới truyền thống

Để có được một tấm ảnh xinh đẹp đặt trước chiếc cổng xinh xắn trong ngày cưới cũng như một album ảnh cưới lưu giữ trọn vẹn những khoảnh khắc hạnh phúc của đôi uyên ương trong bộ áo cưới truyền thống, đòi hỏi chàng và nàng phải có kinh nghiệm trong việc lựa chọn make-up, địa điểm chụp,… Hãy theo dõi và bỏ túi ngay những điều lưu ý mà IDO Bridal đề cập dưới đây bạn nhé!

Lựa chọn kiểu áo cưới truyền thống mà chàng và nàng yêu thích

Các cặp đôi phải xác định được kiểu áo cưới truyền thống mà cả hai ưng ý để có thể lên ý tưởng cho bộ ảnh cưới của hai vợ chồng. Bạn không nên lầm tưởng rằng tất cả sẽ giao phó cho bên studio nhé, hãy chuẩn bị cho mình một vài thông tin cần biết để có thể trao đổi với đơn vị chụp ảnh và điều chỉnh sao cho thích hợp với mong muốn của bạn nhất nha! Để tìm được đơn vị chụp ảnh cưới phù hợp cũng cần phải dựa vào lựa chọn áo cưới truyền thống của quốc gia phương Đông nào, bởi vì có thể đơn vị đó sẽ không có sẵn trang phục mà bạn cần. Một điều quan trọng không kém là xác định trước trang phục sẽ giúp cô dâu có ý tưởng cho makeup đó nha!

Phụ kiện đầy đủ 

Cả chàng và nàng nên nắm được những phụ kiện bắt buộc phải có để kết hợp với chiếc áo cưới truyền thống mà bạn đã lựa chọn. Phụ kiện chụp ảnh cưới giúp cho cô dâu và chú rể “hóa thân” vào trang phục cưới một cách tốt nhất, từ đó sẽ làm nên một album ảnh cưới ghi lại những khoảnh khắc ngọt ngào và lãng mạn nhất của đôi uyên ương.