Lễ nạp tài hay còn gọi là lễ đen (ở miền Bắc), lễ dẫn cưới (ở miền Nam) thường được tổ chức vào ngày lễ ăn hỏi hoặc lễ rước dâu, tượng trưng cho lời cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái. Đây là nghi lễ quan trọng, không thể thiếu các đám cưới ở Việt Nam.
Vậy lễ nạp tài là gì? Tiền lễ nạp tài bao nhiêu là đủ? Sính lễ nạp tài gồm những gì? Hãy cùng IDO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
LỄ NẠP TÀI LÀ GÌ?
Lễ nạp tài là nghi lễ hỏi cưới mà trong đó, nhà trai sẽ chuẩn bị một số sính lễ thách cưới mang sang hỏi cưới cô dâu. Thông thường, những sính lễ hỏi cưới bao gồm tiền nạp tài, lễ vật nạp tài và trang sức cưới.
Trong đó, tiền nạp tài là khoản tiền thách cưới, điều kiện mà nhà gái đặt ra để đồng ý gả cô dâu cho nhà trai. Khoản tiền này được chuẩn bị bằng những tờ tiền mới, phẳng phiu được sắp xếp ngăn nắp và bỏ vào một phong bao màu đỏ sang trọng. Số tiền nạp tài sẽ giúp nhà gái trang trải ít nhiều cho chi phí tổ chức cỗ bàn.
Lễ vật nạp tài là các lễ vật cưới hỏi truyền thống như trầu cau, trái cây, heo quay, trà rượu và bánh trái. Các lễ vật được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng để tạo thành các tráp cưới linh đình. Những mâm tráp này sẽ được dâng lên tổ tiên bên nhà gái để bày tỏ lòng thành kính, cầu xin sự chứng giám và chúc phúc cho hôn nhân của đôi uyên ương.
Trang sức cưới là những món trang sức phổ biến như nhẫn, lắc tay, dây chuyền và bông tai. Những món đồ này được đặt cẩn thận trong các hộp đựng trang sức màu đỏ sang trọng và được cha mẹ hai bên trao tặng trực tiếp cho cô dâu. Bộ trang sức cưới này được ví như lời chúc phúc của hai nhà dành cho đôi uyên ương trước khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân.
Ngoài các lễ vật kể trên, tùy từng vùng miền sẽ có những điều chỉnh về lễ nạp tài khác nhau để phù hợp với phong tục và văn hóa ở vùng miền đó. Ví dụ, nhắc đến lễ nạp tài miền Trung thì không thể không nhắc đến lễ nạp tài Thanh Hóa. Tại đây, các đôi uyên ương thường ưa chuộng những trang sức cưới theo phong cách rồng phượng cho lễ nạp tài sang trọng hơn.
Ngày nay, lễ nạp tài đã không còn bị rập khuôn và đặt nặng vấn đề sính lễ như trước. Nhà trai sẽ chủ động dâng tặng sính lễ cưới cho nhà gái dựa trên hoàn cảnh thực tế của mình, không bị gò bó ép buộc, mang ý nghĩa thiện chí gắn bó giữa cô dâu và chú rể cũng như hai bên thông gia.
TIỀN LỄ NẠP TÀI BAO NHIU CHO ĐỦ?
Tiền nạp tài thường dao động trong khoảng từ 5 – 15 triệu đồng, mang ý nghĩa như nguồn vốn nhỏ giúp cả hai xây dựng tổ ấm sau này. Con số cụ thể sẽ dựa vào sự thống nhất của hai bên gia đình và phong tục của từng vùng miền.
Chẳng hạn, ở miền Bắc, tiền nạp tài thường là số lẻ, có thể là 3, 5 hoặc 7 triệu đồng. Trong khi đó, tiền nạp tài ở miền Nam lại là các con số chẵn, thường là 4, 6 đến 8 triệu đồng.
Ngoài việc dựa vào phong tục vùng miền để quyết định tiền dẫn cưới, hai bên gia đình có thể thống nhất số tiền này dựa trên điều kiện tài chính thực tế của nhà trai. Khi đó, số tiền nạp tài có thể tăng lên nhiều lần (vài chục đến vài trăm triệu đồng) nếu nhà trai có kinh tế khá giả.
SÍNH LỄ NẠP TÀI CÀN NHỮNG GÌ?
Ngoài tiền nạp tài đã nhắc ở trên, nhà trai cũng cần chuẩn bị những sính lễ cưới cần thiết như trầu cau, heo quay, trà rượu và bánh trái để mang sang nhà gái. Cùng tìm hiểu chi tiết và cách sắp xếp từng sính lễ nạp tài dưới đây nhé.
Trầu cau
Mâm lễ trầu cau mang ý nghĩa như lời chào hỏi của nhà trai dành cho nhà gái trước khi đi tới nội dung chính của buổi lễ nạp tài. Thông thường, mâm lễ trầu cau cần 100 quả cau, 200 lá trầu và trang trí thêm chữ song hỷ sao cho đẹp mắt.
Đối với tráp trầu cau, gia đình cần lựa chọn chùm cau tròn trịa, xanh đều và những nắm lá trầu xanh mướt, tươi mới để mâm lễ thêm đẹp mắt, trang trọng hơn.
HEO QAY
Lễ vật nạp tài bằng heo quay mang ý nghĩa phát lộc, phát tài và chúc phúc cho các cặp đôi sớm đón chào đứa con đầu lòng. Mỗi mâm lễ chỉ cần chuẩn bị một con heo con, để nguyên không chặt và quay vàng rụm đẹp mắt. Sau đó có thể trang trí quanh thân bằng giấy đỏ đồng thời gắn thêm hoa, lá tươi ở hai bên cho mâm lễ trông hài hoà hơn.
TRÀ RỰU
Trà và rượu là hai lễ vật nạp tài được dâng lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện lòng thành và sự biết ơn dành cho những người đi trước cũng như minh chứng cho sự se duyên của hai vợ chồng. Trên mâm tráp cần chuẩn bị 1 cặp trà, 1 cặp rượu được gói bằng giấy kiềng màu đỏ kèm trang trí nơ, ruy băng đẹp mắt.
BÁNH VÀ TRÁI CÂY
Mâm lễ bánh trái trong lễ nạp tài mang ý nghĩa chúc phúc cho cuộc sống của cặp đôi luôn ngọt ngào, tươi mới. Bánh được dùng trong mâm lễ sẽ tuỳ thuộc theo loại bánh ưa thích của từng miền.
Cụ thể, miền Bắc ưa chuộng bánh cốm trong khi miền Nam thì lại thiên về bánh kem. Dù là loại bánh nào, gia đình cũng nên xếp bánh theo hình chóp và trang trí thêm bằng ruy băng đỏ trắng kèm nơ cho hài hoà hơn.
Về trái cây, những loại quả thường được lựa chọn cho mâm lễ nạp tài là táo, nho, na, thanh long và xoài. Khi sắp xếp mâm lễ trái cây, gia đình nên để quả to ở dưới, quả nhỏ ở trên nhằm tạo sự cân đối và trang trí thêm hoa tươi cho mâm lễ hài hoà hơn.
7 MÂM LỄ NẠP TÀI
Lễ vật nạp tài thường được các gia đình lựa chọn là 7 mâm lễ bao gồm: trầu cau, rượu, thuốc lá, hoa quả, chè – mứt hạt sen, bánh phu thê và bánh cốm. Do mỗi lễ vật trong 7 mâm tráp đều thể hiện những ý nghĩa tốt đẹp của đám cưới và số lượng tráp vừa phải, phù hợp với kinh tế nhiều gia đình.
LỜI PHÁT BIỂU TRONG LỄ NẠP TÀI
Lời phát biểu lễ nạp tài là những lời nói được đại diện hai bên gia đình phát biểu trước toàn thể quan viên hai họ. Trong đó, đại diện phát biểu thường là trưởng họ hai bên gia đình, có thể là ông bà, bố mẹ hoặc bác ruột của cô dâu chú rể.
Về phần lời, mỗi bài phát biểu lễ nạp tài thường bao gồm 4 phần: lời chào, lời giới thiệu, chia sẻ và phần kết thúc. Trong đó:
Về phần lời chào, đại diện hai họ sẽ gửi lời chào thân mật và lời cảm ơn trân trọng nhất tới toàn thể mọi người có mặt trong buổi lễ, những người đã không ngại gần xa cùng tụ họp chung vui với cô dâu chú rể.
Về phần giới thiệu, người đại diện sẽ có đôi lời giới thiệu về thành viên hai bên gia đình cũng như cô dâu và chú rể. Trong phần này, nên có sự đồng nhất giữa hai bài phát biểu, người phát biểu sau nên quan sát và lắng nghe người phát biểu trước để đưa ra lời giới thiệu phù hợp.
Trong phần chia sẻ, người phát biểu sẽ kể về mối lương duyên hạnh phúc, hòa hợp của đôi uyên ương, mong mỏi cặp đôi sẽ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, ấm no và mối quan hệ gắn kết của hai bên gia đình.
Cuối cùng, đại diện hai họ sẽ kết thúc bài phát biểu bằng lời cảm ơn chân thành tới các vị khách quý đã tham dự hôm nay và chúc phúc cho cặp vợ chồng sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Trên đây là sổ tay kiến thức nho nhỏ liên quan tới lễ nạp tài và những thứ cần chuẩn bị để có một lễ nạp tài hoàn hảo. Ngoài chuẩn bị các mâm tráp cưới chỉn chu thì việc bê tráp cũng đóng vai trò quan trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn những công việc và lưu ý khi bê tráp trong ngày ăn hỏi nhé!
-Nguồn sưu tầm–