Từ trước đến nay hẳn ai trong chúng ta đều đã nghe nhiều về phù dâu chứ phù rể vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ và mới xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Hôm nay IDO sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề phù rể là gì, những công việc cần làm trong đám cưới và kinh nghiệm giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của một phù rể nhé!
Phù rể là gì?
Phù rể là những người đàn ông được lựa chọn để hỗ trợ chú rể trong những công việc cần thiết của đám cưới. Phù rể thường là những người bạn thân hoặc anh em thân thiết trong họ hàng, do chú rể đích thân chọn. Những người làm phù rể sẽ được phân công phụ giúp chú rể một số công việc xuyên suốt trong các nghi lễ của đám cưới.
Tuy nhiên, trong đội phù rể thì chỉ có một người là phù rể chính, đó cũng là người thân thiết và gần gũi nhất với chú rể đồng thời là người hiểu chú rể nhất.
Hiện nay, trong đám cưới ngoài sự xuất hiện của dàn phù rể “lớn” thì còn có dàn phù rể nhí với nhiệm vụ chính là cầm nhẫn cưới cho chú rể. Các phù rể nhí này thường chỉ tham gia trong nghi lễ thành hôn và tiệc cưới để tạo không khí sinh động, đáng yêu cho đám cưới.
Tiêu chí chọn phù rể
Tiêu chí chọn phù rể cũng khá giống với các tiêu chí khi chọn phù dâu, đó là dựa trên độ thân thiết và số lượng.
- Về độ thân thiết : Như đã nói ở trên, chú rể hãy lựa chọn những người thân thuộc nhất với mình như bạn bè thân lâu năm, anh em trong gia đình/họ hàng hoặc đồng nghiệp thân thiết.
- Về số lượng : Bạn nên chọn khoảng từ 1 – 5 làm phù rể, trong đó có một người là phù rể chính, những người còn lại cũng tham gia đóng góp ý kiến và phụ giúp những công việc trong đám cưới.
Trong đám cưới thì việc chọn phù rể cũng không quá khắt khe vấn đề như “Có vợ rồi có làm phù rể được không?” hay “Rể phụ có gia đình được không” Vậy nên không có quy định bắt buộc làm phù rể thì phải còn độc thân. Cũng không có quy định về số lượng chẵn hay lẻ mà phụ thuộc vào chú rể và cô dâu, sao cho dàn phù dâu phù rể đồng đều.
Tuy nhiên, cũng có một số cô dâu chú rể lựa chọn kỹ càng số lượng phù rể hoặc hạn chế chọn những người đã có gia đình hoặc tình duyên dang dở.
Chú rể phụ làm gì trong đám cưới?
Sau khi đã hiểu được phù rể là như thế nào, tiếp theo là vấn đề chú rể phụ làm gì trong đám cưới. Vì đám cưới là một việc trọng đại của đời người nên sẽ có nhiều công việc mà dàn phù rể cần hỗ trợ chú rể trong suốt quá trình trước, trong và sau đám cưới.
Trước đám cưới
Trước ngày cưới, nhiệm vụ chính của phù rể là giúp đỡ chú rể những công việc của đám cưới và giúp họ giải trí, xả stress trong khi tổ chức đám cưới.
Cụ thể, phù rể là người hỗ trợ chú rể những công việc như chuẩn bị tráp ăn hỏi, xe hoa, mua nhẫn cưới, trang sức cưới cũng như hỗ trợ nhà trai.
Phù rể giúp chú rể luôn bình tĩnh, giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, giảm stress bởi những công việc bề bộn cần phải lo cho đám cưới.
Đồng thời phù rể cũng giúp chú rể kiểm tra những công việc gì còn thiếu sót và xử lý những công việc còn dang dở chưa thực hiện xong như đặt tiệc cưới, trang trí lễ cưới, thuê MC…
Trong đám cưới
Phù dâu phù rể trong đám cưới thường có nhiệm vụ khá tương đồng đó là hỗ trợ công tác hậu cần cho cô dâu chú rể.
Phù rể sẽ chuẩn bị và chỉn chu diện mạo cho chú rể, giúp chú rể luôn rạng rỡ nhất trong suốt thời gian tổ chức lễ cưới.
Ngoài nhiệm vụ trên thì còn là người bê sính lễ rước dâu cùng với trưởng họ nhà trai đến nhà gái xin phép làm lễ rước dâu. Thêm vào đó, phù rể cũng là người tiếp đón khách mời trong bữa tiệc sau lễ cưới.
Sau đám cưới
Sau khi đám cưới kết thúc, phù dâu phù rể sẽ là người hỗ trợ cặp đôi hoàn thiện các hợp đồng dịch vụ, thanh toán, trả đồ và dọn dẹp sau lễ cưới. Thêm vào đó, phù dâu có thể hỗ trợ cặp đôi chuyển vào nhà mới sao cho thuận lợi hơn.
Chú rể phụ mặc gì trong ngày cưới?
Cùng với phù dâu, thì phù rể cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong đám cưới nên trang phục chú rể phụ cũng cần được chuẩn bị chu đáo, khác với những trang phục thông thường.
Trang phục của phù rể cần đảm bảo đồng nhất về kiểu dáng, màu sắc cũng như các phụ kiện; tất nhiên là không cần phải đồng nhất hoàn toàn.
Vậy phù rể mặc gì ở Việt Nam? Các phù rể hãy chọn trang phục dựa theo phong cách đám cưới và trang phục tương ứng của cô dâu chú rể sao cho hài hòa.
Với đám cưới truyền thống, bạn hãy chọn áo dài cùng tone màu với màu áo dài của cô dâu chú rể.
Với đám cưới hiện đại, phù rể có thể chọn tuxedo, sơ mi – quần âu hoặc vest có màu sắc tương ứng với cặp đôi để tạo nên sự hài hòa.
Kinh nghiệm/Lưu ý khi làm phù rể
Sau đây là một số kinh nghiệm làm rể phụ dành cho bạn :
- Luôn bình tĩnh làm điểm tựa cho chú rể trong suốt hôn lễ, giúp họ lấy lại cân bằng.
- Nhanh nhẹn, tháo vát : Vì trong đám cưới sẽ có nhiều công việc mà phù rể cần hỗ trợ chú rể, ngoài ra thì còn những công việc còn thiếu sót hoặc chưa xử lý xong.
- Khi chọn trang phục phù rể : Không nên chọn những trang phục có màu sắc đơn điệu nhưng cũng không quá nổi bật.
Các câu hỏi liên quan đến phù rể, phù dâu
Phù rể, phù dâu có phải đội bê quả/bê tráp không?
Hiện nay, vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng “Phù dâu có phải bê tráp/bê quả không?” Thì câu trả lời là KHÔNG vì đội bê tráp và phù rể khác nhau hoàn toàn về số lượng và mức độ thân thiết với chú rể.
Về số lượng: Đội phù rể thường có số lượng nhỏ, khoảng 1 – 5 người, trong khi đội bê tráp thường dao động khoảng 5 – 11 cặp, tương ứng với số lượng tráp lễ ăn hỏi của hai nhà.
Về mức độ thân thiết: Phù rể là những người cực kỳ thân thiết với chú rể, còn đội bê tráp có thể là anh em, bạn bè không quá thân thiết hoặc có thể hoàn toàn là người lạ, chỉ cần đáp ứng đủ và đẹp đội hình là được.
Về nhiệm vụ: Phù rể sẽ giúp cô dâu chú rể những công việc từ lúc bắt đầu đám cưới đến khi kết thúc. Trong khi đội bê tráp chỉ có nhiệm vụ bê đỡ mâm quả trong ngày ăn hỏi.
Làm chú rể phụ có mất duyên không?
Nhiều người quan niệm rằng, làm phù rể tức là lấy duyên của mình để bán cho cặp đôi mới cưới, nên sẽ bị mất duyên và khó lập gia đình. Tuy nhiên thì đây chỉ là quan niệm không có căn cứ và chưa được kiểm chứng. Thực tế, nhiều chàng trai đã tìm được người bạn trăm năm của mình trong lúc nhận lời làm phù rể trong đám cưới. Do đó, bạn không cần lo lắng hay ái ngại khi được mời làm phù rể nhé!
Đám hỏi có cần rể phụ không?
Đám hỏi là nghi lễ được tổ chức trước ngày cưới, là dịp nhà trai đến nhà gái và mang theo sính lễ để hỏi cưới. Sính lễ là những tráp ăn hỏi theo truyền thống như tráp 5 lễ, tráp 7 lễ hay tráp 9 lễ. Do đó, ngoài đội hình bê tráp thì phù rể là những thành viên không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. Trong nghi lễ này, tuy phù dâu phù rể không phải nhân vật chính nhưng vẫn là những người quan trọng, đại diện cho họ nhà trai và nhà gái. Vậy nên, dàn phù rể cũng phải chuẩn bị thật chỉn chu và trang trọng khi xuất hiện bên cạnh chú rể.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được phù rể là gì, những công việc cần làm và kinh nghiệm làm phù rể trong đám cưới. Hy vọng đây sẽ là cẩm nang giúp ích cho bạn trong ngày trọng đại này.