Theo nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, sau khi ra mắt và được sự đồng ý của cha mẹ hai bên, cô dâu chú rể sẽ chính thức tiến hành các nghi lễ cưới hỏi truyền thống như ăn hỏi, nạp tài, rước dâu,…Tùy theo phong tục cưới truyền thống của mỗi vùng, nhà trai sẽ chuẩn bị những mâm quả cưới hỏi chứa lễ vật để mang sang nhà gái. Vậy, tục lệ này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì?
Mâm quả cưới hỏi là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày cưới được dân tộc ta. Lưu truyền và gìn giữ từ xa xưa cho đến tận ngày nay. Có nguồn gốc từ lễ nạp tài, mâm quả ngày cưới do nhà trai gửi đến nhà gái. Được xem như món quà đầu tiên thể hiện tấm chân thành của nhà trai. Như một lời mở đầu cho sự kết giao giữa hai nhà, cho một mối quan hệ mới bắt đầu.
Nghi lễ này làm cho đôi vợ chồng trẻ cảm nhận rõ sự thiêng liêng. Và trách nhiệm của mình đối với gia đình nói chung và hôn nhân của mình nói riêng.
Ý nghĩa riêng của từng mâm cưới hỏi
Mâm quả cưới thứ 1 – Trầu cau: Tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.
Mâm quả cưới thứ 2 – Trái cây: Ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.
Mâm quả cưới thứ 3 – Bánh cốm/bánh phu thê: Các loại bánh có những giai thoại xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, ngụ ý hòa hợp, thủy chung.
Mâm quả cưới thứ 4 – Trà và rượu: Dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, để ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ. Và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.
Mâm quả cưới thứ 5:
- Gà và xôi: Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Đây là lễ vật làm đem lại may mắn, sự sung túc trong quan niệm của nhiều người.
- Heo quay: Tượng trưng cho sự dư dả, sung túc và tài lộc. Ngoài ra còn có quan niệm đây là lời chúc mong cho cô dâu chú rể sớm có em bé và mau phát tài.
Mâm quả thứ cưới 6 – Quần áo: Mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng. Và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời.
Mâm quả thứ 7 – Tiền đen/tiền cheo: Nhiều ý kiến cho rằng tiền đen tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai.
Một giải thích khác cho rằng đây là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới. Ngụ ý rằng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Những món nữ trang là phần dành cho cô dâu làm vốn. Sau khi đám cưới có thể yên tâm xây dựng tổ ấm. Không sợ đối mặt với cảnh thiếu thốn.